Cấu trúc câu trong tiếng Đức – Cách đặt câu tiếng Đức chuẩn

Để học tốt bất cứ ngôn ngữ nào thì việc nắm vững cấu trúc câu là vô cùng cần thiết. Tiếng Đức là ngôn ngữ phổ biến thế giới nhưng để sử dụng lưu loát ngôn ngữ này không phải dễ dàng. Bài viết dưới đây ICC Academy sẽ bật mí ngay về cấu trúc câu trong tiếng Đức và cách đặt câu chuẩn xác giúp bạn nhanh chóng làm chủ tiếng Đức.

Cấu trúc câu trong tiếng Đức bao gồm những gì?

Một câu tiếng Đức hoàn chỉnh bao gồm 3 phần chính là chủ ngữ, động từ và tân ngữ. Để viết hoặc nói tiếng Đức thành thạo, đúng ngữ pháp, bạn cần học cấu trúc câu trong tiếng Đức sao cho chính xác.

Cấu trúc câu trong tiếng Đức gồm 3 phần chính

Thành phần chính của cấu trúc câu trong tiếng Đức

Chủ ngữ

Chủ ngữ trong cấu trúc câu tiếng Đức là chủ thể thực hiện hành động trong câu. Chủ ngữ có thể chỉ người hoặc vật, là danh từ hoặc đại từ và đứng trước động từ.

Ví dụ về chủ ngữ trong câu tiếng Đức:

  • Peter (danh từ): Peter liest ein Buch. (Peter đang đọc một cuốn sách).
  • Er (đại từ): Er isst zu Abend. (Anh ấy đang ăn tối).

Động từ

Động từ là thành phần câu không thể thiếu trong cấu trúc câu trong tiếng Đức. Động từ thường đứng sau chủ ngữ, được sử dụng để thể hiện hành động, trạng thái của chủ thể.

Ví dụ về động từ trong câu:

  • Spielen (chơi): Ich spiele Fußball. (Tôi chơi bóng đá).
  • Sprechen (nói): Meine Schwester spricht Deutsch. (Chị tôi nói tiếng Đức).

Tân ngữ trong câu tiếng Đức

Một thành phần quan trọng nữa trong cấu trúc câu tiếng Đức là tân ngữ. Tân ngữ có thể chỉ người học vật, là chủ thể nhận hành động từ chủ ngữ. Thông thường, tân ngữ sẽ đứng sau động từ, là một danh từ hoặc đại từ.

Ví dụ về tân ngữ trong câu tiếng Đức:

  • Ein Buch (danh từ): Peter liest ein Buch. (Peter đang đọc một cuốn sách).
  • Deutsch (danh từ): Ich spreche Deutsch. (Tôi nói tiếng Đức).

Những thành phần khác trong câu tiếng Đức

Ngoài chủ ngữ, động từ và tân ngữ là 3 thành phần chính thì cấu trúc câu trong tiếng Đức cơ bản còn có một số thành phần khác. Bao gồm: bổ ngữ, trạng từ, túc từ.

Thành phần khác trong câu tiếng Đức

Một số thành phần khác trong câu

►Bổ ngữ: Đây là thành phần mở rộng cho câu tiếng Đức, được sử dụng để bổ sung nghĩa cho chủ ngữ hoặc động từ. Bổ ngữ có thể là một tính từ, danh từ và thường đứng sau động từ, tân ngữ.

Ví dụ về bổ ngữ trong câu tiếng Đức:

  • schön (tính từ): Dieses Mädchen ist schön. (Cô gái này xinh đẹp).
  • Arzt (danh từ): Peter ist Arzt. (Peter là bác sĩ).

Trạng từ: Trạng từ là thành phần bổ sung nghĩa cho động từ, tính từ hoặc trạng từ khác. Đây là thành phần mở rộng của cấu trúc câu trong tiếng Đức cơ bản, cung cấp thông tin về cách thức, vị trí, thời gian, mức độ hoặc tần suất của hành động, trạng thái.

Ví dụ về trạng từ trong câu:

  • schnell (trạng từ): Er läuft schnell. (Anh ta chạy nhanh).
  • heute (trạng từ): Ich habe dich heute getroffen. (Tôi đã gặp bạn hôm nay).

Túc từ: Loại từ này có vai trò tương ứng với giới từ trong tiếng Việt, thường đi kèm với danh từ hoặc đại từ. Đây là một loại từ dùng để mô tả mối quan hệ thời gian hoặc không gian giữa các thành phần khác trong câu. Túc từ được sử dụng để thể hiện mối quan hệ về thời gian, vị trí, hướng đi, nguyên nhân… của hành động, trạng thái.

Ví dụ về túc từ:

  • den Kindern (túc từ): Die Mutter hilft den Kindern bei den Hausaufgaben. (Mẹ giúp các con làm bài tập về nhà).
  • meiner Mutter (túc từ): Ich schreibe meiner Mutter einen Brief. (Tôi viết một lá thư cho mẹ tôi).

Cách đặt câu hỏi tiếng Đức

Câu hỏi còn được gọi là câu nghi vấn, được hình thành từ việc sử dụng các từ để hỏi. Cách đặt câu hỏi trong tiếng Đức có nhiều dạng, có thể chia thành 3 dạng cơ bản là câu hỏi “Yes/No” (Ja/Nein-Fragen), câu hỏi dạng thông tin (W-Fragen) và câu hỏi với từ để hỏi trong vị trí chủ ngữ.

Câu hỏi trong tiếng Đức có 3 dạng cơ bản

Câu hỏi trong tiếng Đức có 3 dạng cơ bản

►Cấu trúc câu hỏi dạng “Yes/No” (Ja/Nein-Fragen) trong tiếng Đức bao gồm: Động từ + Chủ ngữ + từ để hỏi. Ví dụ về cách đặt câu hỏi dạng “Yes/No” (Ja/Nein-Fragen) trong tiếng Đức:

  • Sprichst du Deutsch? (Bạn có nói tiếng Đức không?).
  • Kannst du schwimmen? (Bạn có biết bơi không?).

Cấu trúc câu trong tiếng Đức dạng câu hỏi mô tả thông tin (W-Fragen), bao gồm các thành phần chính sau: Từ để hỏi + Trợ động từ + Chủ ngữ + Động từ + Tân ngữ. Ví dụ về cách đặt câu hỏi dạng W-Fragen:

  • Wo wohnst du? (Bạn sống ở đâu?).
  • Was machst du am Wochenende? (Bạn làm gì vào cuối tuần?).

►Cách đặt câu hỏi với từ để hỏi trong vị trí chủ ngữ bao gồm các thành phần sau: Từ để hỏi + Trợ động từ + Động từ + Tân ngữ. Ví dụ:

  • Wer mag Eis? (Ai thích kem?).
  • Was hast du gesehen? (Bạn đã thấy gì?).

Lưu ý cấu trúc câu tiếng Đức với câu phủ định

Tìm hiểu cấu trúc câu trong tiếng Đức phủ định có 3 cách cơ bản là “nein”, “kein”, “nicht”. Tham khảo cách dùng cấu trúc câu phủ định tiếng Đức qua bảng dưới đây.

Cách phủ định trong câu tiếng Đức Cách dùng Ví dụ
Nein Được sử dụng để trả lời câu hỏi, dùng để diễn tả sự phủ định trong câu. Trinkst du gern Rotwein? – Nein, ich trinke nicht gern Rotwein. (Bạn có thích uống rượu vang đỏ không? – Không, tôi không thích uống rượu vang đỏ.)
Kein Chỉ có thể phủ định danh từ, được dùng trong 2 trường hợp:

+ Trường hợp 1: Phủ định danh từ với quán từ trống.

+ Trường hợp 2: Phủ định danh từ với quán từ không xác định.

+ Ví dụ về cách phủ định danh từ với quán từ trống: Wir haben keinen Durst. (Chúng tôi không khát.) Trong câu trên, Durst  là danh từ mà không có quán từ.

+ Ví dụ về cách phủ định danh từ với quán từ không xác định: Ist das ein Tisch? – Nein, das ist kein Tisch. (Đây là cái bàn à? – Không, đây không phải là cái bàn.)

Nicht Phủ định cả một câu hoặc một cụm từ trong câu. Ngoài ra, còn được sử dụng để phủ định động từ, tính từ, trạng từ, đại từ, giới từ, danh từ riêng và danh từ với quán từ xác định. Alex ist nicht schlau. (Alex không thông minh.)

Ich laufe nicht gern. (Tôi không thích chạy.)

Trường hợp câu tiếng Đức có liên từ

Liên từ trong câu tiếng Đức là từ loại nối giữa hai câu đơn với nhau. Nếu không có liên từ, các câu sẽ rất ngắn, khó xây dựng được thành một câu phức tạp. Liên từ được sử dụng trong các cấu trúc câu dài, giúp diễn đạt nội dung câu một cách trọn vẹn hơn.

Hiện nay, người ta chia liên từ tiếng Đức làm hai loại: Nebengeordnete Konjunktion (còn gọi là Konjunktion) và Untergeordnete Konjunktion (còn gọi là Subjunktion). Liên từ Konjunktion kết nối hai mệnh đề hoàn toàn bình đẳng với nhau, còn Subjunktion là liên từ kết nối câu chính và câu phụ.

Ví dụ về liên từ trong câu:

  • und là liên từ Konjunktion: Ich lese und du kochst die Suppe. (Tôi đọc sách và anh đi nấu cháo).
  • dass là liên từ Subjunktion: Wir wissen, dass du klug bist. (Chúng tôi biết anh rất thông minh).

4+ Quy tắc đặt câu tiếng Đức mà bạn nên biết

Quy tắc trong cách đặt câu trong tiếng Đức sẽ được phân chia từ ưu tiên đến bình thường. Tức là để đặt được một câu tiếng Đức chuẩn ngữ pháp, bạn cần đáp ứng được quy tắc 1 đầu tiên, sau đó mới xem xét đến các quy tắc sau. Tuy nhiên, đây chỉ là những quy tắc cơ bản, vẫn có một số ngoại lệ đặc biệt không tuân theo quy tắc của cấu trúc câu trong tiếng Đức.

Đặt câu trong tiếng Đức cần chú ý điều gì?

Một số quy tắc khi đặt câu đúng chuẩn trong tiếng Đức

Tân ngữ gián tiếp đứng trước tân ngữ trực tiếp

Để hiểu thế nào là tân ngữ gián tiếp đứng trước tân ngữ trực tiếp bạn có thể phân tích ví dụ sau: Ich gebe meinem Freund das Buch. (Tôi đưa cuốn sách cho bạn tôi). Trong ví dụ trên, động từ geben đã đòi hỏi 2 tân ngữ. Tân ngữ gián tiếp là Freund và tân ngữ trực tiếp là das Buch. Vị trí của Freund (tân ngữ gián tiếp) đã đặt trước vị trí của das Buch (tân ngữ trực tiếp).

Như vậy, tân ngữ gián tiếp đứng trước tân ngữ trực tiếp là quy tắc đặt câu đầu tiên cần thỏa mãn theo cấu trúc câu trong tiếng Đức. Một số ví dụ minh họa cho quy tắc này.

  • Wir schenken ihnen einen Tisch. (Dativ: ihnen đứng trước Akkusativ: einen Tisch).
  • Er schickt seiner Mutter ein schönes Foto (Dativ: seiner Mutter đứng trước Akkusativ: ein schönes Foto).

Vị trí giữa tân ngữ và đại từ nhân xưng

Vị trí giữa tân ngữ và đại từ nhân xưng là quy tắc thứ 2 bạn cần biết khi đặt câu. Phân tích ví dụ: Ich gebe es meinem Freund. (Tôi đưa nó cho bạn tôi) bạn có thể dễ dàng nhận thấy vấn đề sau. Es đang đóng vai trò làm tân ngữ trực tiếp và đứng trước Freund là tân ngữ gián tiếp. Trong khi Es và Freund đó đều là đại từ nhân xưng.

Như vậy, tân ngữ trực tiếp luôn đứng trước tân ngữ gián tiếp dù cả hai đều ở dưới dạng đại từ nhân xưng (Personalpronomen) để đảm bảo đúng cấu trúc câu trong tiếng Đức. Một số ví dụ minh họa khác:

  • Wir schenken ihnen einen Tisch -> Wir schenken ihn ihnen (Sử dụng ihn như đại từ nhân xưng ở Akkusativ thay thế cho einen Tisch, và ihn sẽ được đứng trước ihnen – Dativ).
  • Er schickt seiner Mutter ein schönes Foto -> Er schickt es seiner Mutter (Sử dụng es như đại từ nhân xưng ở Akkusativ thay thế cho ein schönes Foto, và es sẽ được đứng trước seiner Mutter – Dativ).

Quy tắc đặt câu tiếng Đức TeKaMoLo

Cách đặt câu trong tiếng Đức không chỉ có 2 loại tân ngữ mà còn chứa rất nhiều thành phần khác. Quy tắc đặt câu tiếng Đức TeKaMoLo là tên viết tắt của 4 loại trạng từ trong tiếng Đức. Quy tắc này nhắc đến thứ tự xuất hiện của các loại trạng từ này trong câu.

Quy tắc TeKaMoLo quy định về thứ tự của trạng từ như sau: Trạng từ thời gian (Temporal), trạng từ nguyên nhân (Kausal), trạng từ cách thức cách thức (Modal), trạng từ địa điểm (Lokal). Phân tích ví dụ sau để hiểu hơn về quy tắc TeKaMoLo.

Ví dụ: Das Flugzeug landete heute wegen eines Streiks nicht pünktlich in Berlin. (Dịch xuôi: Vì một cuộc đình công nên hôm nay máy bay đã hạ cánh trễ ở Berlin)

Trong câu trên có các trạng từ sau: heute (thời gian – hôm nay), wegen eines Streiks (nguyên nhân – vì một cuộc đình công), nicht pünktlich (cách thức – không đúng giờ), in Berlin (địa điểm – ở Berlin). Cả 4 trạng từ này đều đang xuất hiện theo đúng thứ tự, là một câu hoàn toàn đúng ngữ pháp và cấu trúc câu tiếng Đức.

Thứ tự ưu tiên các thành phần đúng cấu trúc câu trong tiếng Đức

Quy tắc TeKaMoLo không nhất thiết phải sắp xếp đúng theo thứ tự trạng từ như trên. Nếu bạn muốn nhận mạnh vào trạng từ nào thì có thể đưa thành phần đó lên đầu câu. Câu đó sẽ được gọi là câu đảo trong tiếng Đức và các trạng từ còn lại vẫn cần sắp xếp theo đúng thứ tự TeKaMoLo. Đối với câu bình thường, thành phần câu quan trọng nhất sẽ xuất hiện ở cuối câu.

Những lưu ý gì khi đặt câu trong tiếng Đức

Để thành thạo việc đặt câu đúng ngữ pháp trong tiếng Đức bạn nên luyện tập thật nhiều. Bạn học cách đặt câu và viết thật nhiều để xem xét bản thân thường mắc lỗi ở đâu để sửa lại cho đúng cấu trúc câu trong tiếng Đức. Việc đặt câu cũng sẽ thành công hơn nếu bạn có đủ lượng từ vựng tiếng Đức. Đối với tiếng Đức thì bạn nên học theo cụm từ chứ không nên học từ đơn thông thường.

Mẹo đặt câu tiếng Đức đơn giản

Một số mẹo khi đặt câu đúng trong tiếng Đức

Ngữ pháp là vấn đề quan trọng nhất để đặt câu tiếng Đức chuẩn xác. Cách học nhanh nhất là học thuộc cấu trúc, sau đó áp dụng thực hành thật nhiều. Việc học chỉ có kết quả khi bạn thường xuyên học hỏi và luyện tập.

Tham khảo ngay các khóa học tiếng Đức bằng B1 không chỉ giúp bạn nâng cao khả năng sử dụng ngôn ngữ Đức, việc đạt được chứng chỉ B1 còn có thể giúp ích cho quá trình du học và làm việc tại Đức. Đăng ký tham gia lớp học thử Miễn Phí ngay dưới đây.

Học tiếng Đức B1 online tại ICC Academy

Khóa học tiếng Đức bằng B1 tại ICC Academy

Nội dung bài viết trên đã chia sẻ tới bạn cấu trúc câu trong tiếng Đức. Hy vọng những thông tin này sẽ giúp bạn biết cách đặt câu chính xác, thành thạo hơn. Truy cập  vào website iccacademy.edu.vn để đón đọc nhiều bài viết hữu ích đối trong lộ trình học tiếng Đức của bạn nhé.

Khai giảng lớp học mới

ICC mang lại khoá học chất lượng cao dành cho học viên không chỉ tại Việt Nam mà còn đang sinh sống và làm việc tại nước ngoài

Đăng ký nhận
tư vấn miễn phí

    5
    Ngày
    08
    Giờ
    30
    Phút
    42
    Giây
    Điện thoại: 024 6662 8671
    Messages ICC ACADEMY
    icon-default